Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Những cái giá đau đớn phải trả cho 'sự thần kỳ Nhật Bản'
Ít ai thấy hết những hậu quả mà dân Nhật đã và còn đang hứng chiụ do những sai lầm trong việc phát triển quá nhanh và không đồng bộ, nặng về phần khối lượng hơn về phần chất lượng.

 



 


Nhật Bản là một nước đông dân, nghèo nàn về tài nguyên, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, thế nhưng kinh tế Nhật Bản đã sớm phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973) khiến cho thế giới phải ngạc nhiên và khâm phục. Hiện nay, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ, có nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu tính theo GDP.

Nhiều bài viết đã thần tượng hoá, gọi là “Thần kỳ Nhật Bản”. Nhiều quốc gia theo sau chọn mô hình của Nhật để phát triển kinh tế vì muốn có những thành tích kinh tế lừng lẫy như Nhật. Nhưng ít ai thấy hết những gì mà người nước Nhật đã đánh mất để có được, không đánh giá đúng những gì mà nước Nhật đã trả , không thấy hết những hậu quả mà dân Nhật đã và còn đang hứng chiụ do những sai lầm trong việc phát triển quá nhanh và không đồng bộ, nặng về phần khối lượng hơn về phần chất lượng.

 

Trong giai đoạn đẩy mạnh phát triển công nghiệp, nhiều nông dân Nhật đã rời bỏ nông thôn, di cư vào các đô thị để kiếm sống, một số bị ép bán đất đai để ưu tiên xây dựng nhà máy, sân gôn, khu nghỉ mát, phi trường mới v.v…. Đa số nông dân không có trình độ học vấn cao nên không kiếm được việc làm tốt và ổn định, chính vì thế họ trở thành những cư dân nay đây mai đó, kiếm sống ngày qua ngày, một số không may mắn trở thành ăn mày trên các đường phố, nhà ga. Vào những thập niên 1970, lúc còn du học tại Nhật bản, tôi đã chứng kiến tận mắt có rất nhiều người ăn mày, vô gia cư sống trong những ổ chuột của các nhà ga, các công viên ngay tại trung tâm Tokyo.

 

Một số vì quá bất mãn đâm ra loạn trí đã dùng dao đâm loạn đám đông đi qua nhìn họ với cặp mắt khinh bỉ, cũng có kẻ khùng điên đem đổ xăng vào xe buýt rồi đốt cháy v.v…Trong khi đó, tại nông thôn chỉ còn lại những ông già bà lão với những đàn ông là trưởng nam của gia đình phải ở lại để kế nghiệp cha mẹ, những người này không thể tìm được vợ, do đó đã xuất hiện nhiều công ty môi giới giới thiệu các cô dâu đến từ các nước nghèo Á Châu. Số người làm ngành nông càng ngày càng giảm đi, trở thành vấn đề nghiêm trọng trong tương lai. Trong khoảng thời gian này, nước Nhật được thế giới ca ngợi là “ Japan as number One”.

 

Tại những đô thị lớn như Tokyo,Osaka , những tòa nhà đồ sộ của chính phủ và tư nhân đua nhau mọc như nấm, dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của người dân trong các đô thị. Diện tích công viên cây xanh mất dần, đường xá chật hẹp, thường xảy ra nạn kẹt xe, khí thải của xe cộ làm ô nhiễm thành phố, việc xử lý rác thường và rác công nghiệp v.v… Thời đó, chính phủ Nhật đã có những quyết định dời các trụ sở của nhà nước ra ngoài trung tâm thành phố, thành lập những trung tâm vệ tinh, khuyến khích các xí nghiệp di chuyển ra ngọai ô, xây thêm phi trường mới (phi trường Narita hiện nay), qui định giờ giao thông của các xe tải hạng nặng. xây thêm nhiều cao tốc, thay đổi giờ làm việc của các xí nghiệp và các trường học, trồng thêm cây xanh, xây cất nhiều chung cư ở viền đai thành phố v.v…

 

Tỷ lệ chiếm hữu đất đai của các đại công ty càng ngày càng gia tăng, nhất là ở đô thị lớn. Tỷ lệ tư nhân làm chủ đất đai càng ngày càng giảm đi. Để đạt được những thành tựu về kinh tế, để kiếm được nhiều lợi nhuận, các công ty khuyến dụ nhân viên làm thêm giờ (zangyò). Nhân viên nghĩ rằng cuộc sống sẽ sung túc ra, nhưng thực chất họ không giàu thêm bao nhiêu, vì những chi phí cơ bản cho cuộc sống của con người như: giá bất động sản, chi phí giao thông, chi phí ăn uống, chi phí giáo dục cho con cái, chi phí y tế v.v… càng ngày càng leo thang với tốc độ nhanh hơn đồng lương mà họ kiếm thêm vào. Đó là chưa nói đến đời sống tinh thần, thời gian sinh hoạt của gia đình càng ít ỏi (Thời gian di chuyển trong một ngày mất gần 2 giờ, vào những ngày trong tuần, thời gian người cha, người chồng tiếp xúc với gia đình chỉ khoảng 4 giờ đồng hồ). Hạnh phúc gia đình bị hy sinh . Tỷ lệ sống độc thân càng ngày càng gia tăng, 4% vào năm1980 và dự đoán sẽ tăng đến 17% vào năm 2020.

 

Giới trẻ Nhật chịu sức ép lớn trong việc cạnh tranh để vào học các trường nổi tiếng, để xin việc làm ổn định trong các công ty lớn. Họ gặp nhiều khó khăn tài chính trong việc tìm kiếm một cuộc sống tự lập, phải trả một giá khá đắt cho việc thuê 1 căn phòng, do chế độ cho thuê nhà phi lý của các chủ nhà ở Nhật Bản. Người thuê phải trả nhiều chi phí như: 1 tháng tiền nhà cho người môi giới (Fudoya san) gọi là “chukai ryòkin”, 2 tháng tiền nhà để đặt cọc (gọi là shikikin), 1 tháng tiền nhà trả trước và 2 tháng tiền nhà để làm quà cho chủ nhà (gọi là reikin). Tổng cộng phải có đủ tiền để trả 6 tháng tiền nhà trước khi dọn vào ở . Có rất nhiều người trẻ hiện nay không muốn lập gia đình và không muốn có con vì thấy chi phí nuôi con và cho con đi học đại học vượt ngoài khả năng chứ đừng nói chi việc mua nhà cho mình.

 

Tỷ lê tự tử ở những người trẻ ngày càng cao do nhiều sức ép từ xã hội và nơi làm việc. Nhật bản là 1 trong những nước có tỷ lệ tự sát cao nhất thế giới, 70% là đàn ông mà phần lớn là những thanh niên dưới 30 tuổi. Mặc dù chính phủ Nhật đã bỏ ra 22,5 tỷ yên (tương đương 220 triệu đô la) cho chương trình chống tự sát để giúp đỡ những nạn nhân mắc hội chứng căng thẳng tâm lý và một số bệnh lý khác thoát khỏi giai đoạn khó khăn, để làm giảm tỷ lệ này, nhưng tỷ lệ vẫn gia tăng, hiện rõ nhất từ những năm 1990. Năm 2009 đã có trên 30 000 vụ tự sát, con số tương tự như vậy đã xảy ra liên tục trong 12 năm qua. Trung bình, mỗi ngày có 100 người Nhật tự sát.

 

Trong thời kỳ phát triển kinh tế cao độ, vào những năm 1950-1970, các chất độc hại được thải ra từ các công trường sản xuất đã làm ô nhiễm nước, không khí, thực phẩm, gây ra nhiều căn bệnh có hại cho con người. Người ta đã phát hiện ra nhiều căn bệnh ô nhiễm (công hại), trong đó có 4 căn bệnh công hại lớn nhất (四大公害病, yondai kōgai-byō) là: Bênh Minamata (水俣病) phát sinh năm 1956 tại Kumamoto-ken, là căn bệnh hội chứng thần kinh đầu tiên trong lịch sử nhân loại, gây ra bởi nhiễm độc thủy ngân. Bệnh dainiminamata (第二水俣病) phát sinh năm 1964 tại ShinNigata-ken. Bệnh suyễn Yokkaichi (四日市ぜんそく) phát sinh tại Mie-ken, shimane và Miyazaki-ken vào những năm 1962-1972. Bênh itai-itai (イタイイタイ病) phát sinh tại fukuyama vào những năm 1910-1970.

 

>> Minamata - thảm họa thời bình khủng khiếp của Nhật Bản

 

Trải qua 1 thời gian lâu dài gần hơn 30 năm đấu tranh đòi bồi thường của trên mười ngàn gia đình nạn nhân thấp cổ bé họng, kể từ khi phát hiện cho đến những năm 1975. Tòa án đã kết tội các công ty hóa chất như: Chisso, Showadenkò. Vào tháng 3 năm 2001, chính thức thừa nhận 2265 nạn nhân, trong số đó 1784 nạn nhân đã chết. Đến năm 2004, tại Toà án Tối cao của vùng Kansai, chính phủ và chính quyền vùng Kumamoto đã nhìn nhận trách nhiệm, cty Chisso bị phạt đền bù 86 triệu Yen. Vào tháng 10 năm 2007, Hội Hổ tương Nạn nhân bệnh Minamata, khoảng 2100 người chưa được giãi quyết, đã cùng khởi tố xí nghiệp và chính phủ, số tiền đòi bồi thường lên đến 2,28 tỷ yen. Tổng giám đốc cty Chisso từ chối . Tháng 7 năm 2009, Ủy ban đặc biệt phụ trách những vấn đề và cứu trợ các nạn nhân mắc bệnh Minamata được thành hình (gần trên 54 năm kể từ khi phát hiện căn bệnh). Vào tháng 3 năm 2010, chính phủ , chính quyền địa phương và cty Chisso đồng ý đền bù 2,1 triệu yen và chi phí điều trị cho mỗi nạn nhân. Đó là 1 trong những hậu quả mà dân Nhật đã và đang phải gánh chịu .

 

 

Theo tin tức của đài NHK, có khoảng 124 000 người Nhật di dân đi nước khác sinh sống. Khoảng năm 1977, lúc đang làm việc cho 1 công ty của Nhật tôi có dịp đọc 1 bài báo nói về dự tưởng tương lai của nước Nhật. Một học giả người nước ngoài đã kết luận là trong trương lai người Nhật sẽ di dân ra nước khác rất nhiều mặc dù người Nhật rất nặng tình với quê hương của họ. Có lẽ đây là thời điểm chín mùi vì 2 lý do chính có thể nêu ra như sau:

 

- Mất lòng tin với giới lãnh đạo: Nước Nhật đang trải qua thời kỳ chuyển giao quyền lực mới kể từ khi chiến tranh thế giới lần thứ 2. Lần đầu tiên đảng Dân Chủ lên nắm chính quyền ,đã hạ bệ đảng Dân chủ Tự do cầm quyền trong suốt 50 năm qua.Chính trị chưa ổn định vì chưa có nhà lãnh đạo được dân chúng tin tưởng thật sự.

 

-Đời sống kinh tế khó khăn: Do giá dầu và giá lương thực cao cộng thêm ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

 

Ngoài ra cũng có 1 vài vấn đề khác như :

 

- Việc xử lý rác công nghiệp, vì nước Nhật sản xuất ra nhiều mặt hàng điện tử nên phát sinh ra nhiều rác điện tử mà việc xử lý chúng cũng là chuyện nhức đầu không kém.

 

-Nạn bắt nạt trong trường học. Bô giáo dục cho biết có 124,898 vụ, tương đối nhiều hơn các nước khác.

 

-Có nhiều người già sống cô đơn, 3,8 triệu người sống 1 mình, con số này sẽ tăng đến 6,3 triệu trong 35 năm tới.

 

Ngày nay, Nhật Bản là một trong những quốc gia mà người dân có mức thu nhập khá cao trên thế giới. Nhiều người nước ngoài cho rằng cuộc sống ở Nhật Bản thật sung sướng vì lương bổng cao, phúc lợi tốt. Với đồng lương lãnh ở Nhật đem tiêu sài ở nước ngoài, nơi mà vật giá rẻ hơn nhiều , thì rõ ràng dễ mang lại ấn tượng người Nhật rất giàu có. Bản thân người Nhật cũng nghĩ rằng họ thuộc tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên, nếu lấy tổng thu nhập của mỗi hộ gia đình trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, chi phí ăn uống, đi lại, tiện nghi, giáo dục cho con cái, v.v… thì chẳng còn lại bao nhiêu.

 

Theo thống kê năm 2008, thu nhập bình quân mỗi tháng của một hộ gia đình là 534 235 yên (khoảng 5000 đô la), sau khi trừ thuế thu nhập, thuế cư trú và các loại cước phí bảo hiểm như bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí, v,v… còn lại 442 749 yen (disposable income) .Trừ chí phí sinh hoạt (living expenses) là 324 929 yen, còn lại là 117 820 yen. Số tiền còn lại này dùng để trả nợ nhà, chi phí bảo hiểm nhân mạng, để dành. Nếu phải trợ cấp cho 1 hay 2 người con ăn học đại học ở trong các đô thị lớn thì rất chật vật. Riêng học phí của đại học cũng rất đắt : 158 718 yen ở trường công và 325 849 yen ở trường tư.

 

Đắt đỏ nhất ở Nhật Bản phải kể đến là giá nhà ở. Tuy giá đất ở Nhật đã giảm nhiều kể từ khi nền kinh tế thổi phồng sụp đổ, giá đất ở Tokyo và Osaka vẫn đắt nhất trên thế giới. Giá của 1 condo tại Tokyo khoảng 27 triệu yen , tức khoảng 5 lần lương 1 năm của 1 hộ gia đình.Giá của 1 căn nhà có đất tại Tokyo đắt kinh khủng, người dân bình thường không bao giờ mơ tưởng mua được. Khi mua nhà, người ta thường trả góp kỳ hạn 20-30 năm, nhưng ở Nhật người ta được phép trả góp lâu dài hơn. Một khoản chi phí lớn khác trong gia đình là chi phí ăn uống. Thực phẩm tại Nhật rất đắt so với nhiều nước khác trên thế giới.Thống kê cho thấy mức chi trung bình khoảng 70.000 yen 1 tháng, chiếm khoảng 20% chi phí sinh hoạt.

 

Tóm lại, nước Nhật là 1 nước văn minh và giàu có về vật chất nhưng chất lượng cuộc sống của người dân chưa được nâng cao đúng mức. Nước Nhật đã có những thành công đáng khâm phục nhưng cũng vấp phải những thất bại, hứng chịu những hậu qủa nghiêm trọng mà các nước theo sau nên học hỏi. Điều chắc chắn mà Việt Nam nên học của Nhật là: Tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể, tôn trọng kỷ luật, tinh thần đoàn kết, tinh thần học hỏi cầu tiến, tính khiêm nhượng, biết người biết ta, tính sạch sẽ, tính đúng giờ và nhất là tính không nói dối nói khoác.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)
    Giá vàng chiều nay (25-4): Quay đầu giảm mạnh (25-04-2024)
    Shark Hưng: Chung cư Hà Nội đang tăng giá đột biến, sẽ khó giảm (25-04-2024)
    'Công thần' của Ngân hàng OCB bất ngờ xin rời ghế tổng giám đốc (24-04-2024)
    Đấu thầu vàng miếng: Chỉ có 2 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng (23-04-2024)
    Giá cà phê hôm nay 23/4/2024: Giá cà phê robusta tăng, arabica giảm, chuyên gia dự báo đà tăng có thể còn tiếp diễn (23-04-2024)
    Việt Nam có 35 đối tác với Apple (23-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ: Khoảng cách giàu nghèo là vấn đề lớn hơn tăng trưởng kinh tế (13-09-2015)
    Băng đảng Colombia rửa tiền hơn 5 tỉ USD ở Trung Quốc (12-09-2015)
    Quả bom nổ chậm của nền kinh tế Trung Quốc (12-09-2015)
    Kinh tế Nhật bất an vì một băng mafia khủng hoảng (10-09-2015)
    Giấc mộng Trung Hoa phá nát giấc mơ châu Phi (10-09-2015)
    Nước Nga chật vật vì 'lời nguyền tài nguyên' (09-09-2015)
    Thế giới đối mặt với làn sóng giảm phát thứ ba (07-09-2015)
    Công ty Trung Quốc làm ăn dối trá, nhái thương hiệu lớn (04-09-2015)
    Thời Báo Hoàn Cầu nói về các điểm yếu kinh tế Trung Quốc (04-09-2015)
    Tỉ phú Indonesia ‘thâu tóm’ nhà máy chế biến bột mỳ ở Việt Nam (03-09-2015)
    Ứng cử viên Tổng thống Mỹ muốn tăng thuế với người giàu (30-08-2015)
    Nhiều nước Đông Nam Á “gặp hạn” vì kinh tế Trung Quốc (28-08-2015)
    7 dấu hiệu kinh tế Trung Quốc sắp sụp đổ (26-08-2015)
    Một tuần ông chủ facebook mất 3,9 tỉ USD (25-08-2015)
    Chiêu trò hối lộ mới ở Trung Quốc: Quà không dấu vết (23-08-2015)
    "Đòn" khủng bố giáng vào kinh tế Thái Lan (21-08-2015)
    Trung Quốc: Phe ông Tập đại chiến Dương Ma Ma (20-08-2015)
    Tại sao Trung Quốc luôn khiến các nhà đầu tư sợ hãi? (19-08-2015)
    Hiểm họa chiến tranh tiền tệ: Ẩn số bản vị vàng (15-08-2015)
    Moscow trả giá đắt cho cấm vận của phương Tây (12-08-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152799059.